Phòng không Hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam

Theo Edward O’Dowd, "Lực lượng phòng không Việt Nam, đặc biệt là ở quanh khu vực đồng bằng sông Hồng, trong những năm 1970, là một trong những lực lượng thiện chiến nhất thế giới". Tuy nhiên, khả năng chiến đấu của cả hệ thống phòng không Việt Nam đã xuống cấp kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và dần dần chúng trở nên lạc hậu. Tình hình này chỉ được cải thiện sau đó một thập kỷ khi Việt Nam phải đối mặt với sự xuống cấp trầm trọng của các loại vũ khí phòng không.

Các báo cáo thường niên tới Ủy ban Đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc đã làm sáng tỏ đôi chút thông tin chi tiết về vấn đề này (xem bảng 6). Ví dụ, trong các năm 2000 và 2004, Nga báo cáo chỉ bán một số lượng rất nhỏ bao gồm lần lượt "8 tên lửa và bệ phóng" và "20 tên lửa và bệ phóng" cho Việt Nam (xem bảng 6). Chủng loại tên lửa không được nêu rõ và có thể là tên lửa không đối không hoặc không đối đất.

Tháng 5 năm 2002, Việt Nam và Ukraina đã ký Hiệp định Hợp tác quân sự đến năm 2005. Theo đó, Ukraina đồng ý hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cấp các hệ thống phòng không, bao gồm radar, thông tin liên lạc và tên lửa đất đối không. Tuy nhiên, trong giai đoạn này không thấy Ukraina đề cập trong các báo cáo thường niên gửi tới UNROCA là đã bán bất kỳ hệ thống tên lửa nào cho Việt Nam hay không. Năm 2008, có báo cáo cho rằng Việt Nam đã mua 4 hệ thống radar thụ động Kolchuga có khả năng phát hiện và nhận dạng các mục tiêu trên đất liền, trên biển cho Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam ngỏ ý mua hệ thống radar VERA của Cộng hòa Séc. Theo báo cáo của SIPRI năm 2014 thì Việt Nam đã tiếp nhận một hệ thống radar bắt máy bay tàng hình VERA-E.[24] Còn theo Trung Quốc, Séc đã bán cho Việt Nam không dưới bốn hệ thống radar VERA.[25]

Tháng 8 năm 2003, Nga đồng ý bán cho Việt Nam 2 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 theo hợp đồng trị giá 200 triệu USD. Cũng trong năm 2005, Việt Nam báo cáo lên UNROCA rằng họ đã nhập 12 xe mang phóng và 62 quả tên lửa S-300 nhưng không đề cập nước chuyển giao. Nga báo cáo lên UNROCA rằng năm đó họ thất bại trong vụ mua bán tên lửa phòng không tầm xa này. Nhưng các nguồn tin công nghiệp lại khẳng định rằng 1 hệ thống S-300PMU1 cùng 12 xe phóng và 62 quả tên lửa đã được giao cho Việt Nam tháng 8 năm 2005. Hệ thống S-300 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mọi tầng cao hiện đại nhất thế giới.

Năm 2009, Viện Thuốc phóng Thuốc nổ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã sản xuất thí nghiệm thỏi nhiên liệu hỗn hợp cho động cơ hành trình tên lửa phòng không tầm thấp. Tuy nhiên, sản phẩm khi đó được chế tác bằng nguồn nguyên liệu nhập ngoại, quy mô nhỏ, chưa được thử nghiệm đầy đủ ở các hạng mục. Năm 2015, Viện Thuốc phóng Thuốc nổ tuyên bố đã nghiên cứu, sản xuất thành công thỏi nhiên liệu hỗn hợp bằng nguồn nguyên liệu nội địa, và đang nghiên cứu mở rộng quy mô, dây chuyền sản xuất.[26]

Năm 2013, Belarus đồng ý chuyển giao công nghệ tổ hợp radar cảnh giới Vostok-E cho Việt Nam sản xuất phiên bản nội địa RV-01.[27][28] Năm 2019, Việt Nam tuyên bố đã nghiên cứu chế tạo thành công radar cảnh giới RV-02 từ mẫu RV-01. Cùng với radar, Trung tâm radar thuộc Tập đoàn Viettel đã tham gia chế tạo đài bắt thấp VRS-2DM, hay nội địa hóa radar Saber M60 của Brazil,...[29]

Năm 2015, Viện Tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đã nghiên cứu, chế tạo thành công một thành phần điện tử chính của tổ hợp tên lửa Igla kiểu 9P516, có chức năng chuẩn bị phóng và phóng tên lửa Igla tại trận địa. Hơn một nửa bảng khối đã được nội địa hóa.[30] Năm 2018, quân đội Việt Nam đã tự tích hợp thành công tên lửa phòng không vác vai Igla lên tàu săn ngầm Petya.[31] Năm 2019, Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ sản xuất tên lửa Igla, giúp tiết kiệm hàng tỉ đồng ngân sách quốc phòng.[32]

Năm 2019, qua kênh truyền hình QPVN, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiết lộ dự án chế tạo tên lửa hành trình. Theo đó, từ năm 2018, Học viện Kỹ thuật quân sự bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy. Tháng 4 năm 2018, tên lửa đẩy thử nghiệm mang tên TV-01 đã được phóng thử nghiệm. Tháng 11 năm 2018, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Khoa học và Công nghệ ký kết hợp đồng "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu (Souding Rocket) đưa thiết bị khoa học để thử nghiệm thu thập dữ liệu khí quyển tầng cao" (Dự án VT/TLĐ/14-15). thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020.[33] Tháng 12 năm 2019, kênh QPVN chiếu hình ảnh vụ phóng tên lửa đẩy thử nghiệm TV-02, mở ra bước phát triển mới.[34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam http://www.vietnamdefence.com/Home/tintuc/Viet-Nam... http://www.youtube.com/watch?v=hMD_zk0FJe4 http://vnexpress.net/tong-thuat/thoi-su/my-do-bo-h... http://www.vast.ac.vn/tin-tuc-su-kien/tin-khoa-hoc... http://anninhthudo.vn/quan-su/infographic-viet-nam... http://baodatviet.vn/anh-nong/sonar-sieu-manh-giup... http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-na... http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-na... http://baoninhthuan.com.vn/news/71510p0c154/viet-n... http://cand.com.vn/Khoa-hoc-Quan-su/May-bay-sieu-n...